Công dụng Tô_mộc

Y học

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm tính pháp lý cho các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe.
Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia.

Theo Danh mục vị thuốc của Viện thông tin thư viện y học Trung ương (Việt Nam) thì nó thuộc về nhóm XVI-Hoạt huyết, khứ ứ. Nó được sử dụng trong y tế như là một loại thuốc kháng khuẩn với Stapylococcus, Salmonella, Shigella dysenteriae, tiêu viêm và cầm máu. Bộ phận sử dụng là gỗ từ thân cây được thu hái vào khoảng thời gian mùa thu-đông, sau đó cưa thành các đoạn nhỏ và phơi khô. Khi dùng chẻ mỏng, sắc đặc.

Khác

Nó cũng là nguồn có giá trị để sản xuất một loại thuốc nhuộm có màu đỏ, được dùng để nhuộm các sản phẩm từ sợi bông. Tại Việt Nam, gỗ tô mộc còn là một trong những thành phần dùng để nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ rắn, gần như không bị nứt nẻ và được sử dụng để chạm khắc đồ mỹ nghệ.

- Bộ phận dùng cây tô mộcChỉ dùng phần lõi gỗ màu đỏ sẫm, phơi khô vì hoạt chất tập trung ở lõi gỗ phần thân và cành to, tốt nhất nên lấy những cây trên 10 năm- Các cách chế biến• Ngâm kiệt: Gỗ tô mộc chẻ mỏng, ngâm với nước tỷ lệ 1:1, càng ngâm lâu tác dụng kháng sinh càng tốt.• Dạng cao: Sắc tô mộc bình thường rồi cô lại thành cao lỏng để tiện bảo quản, dễ sử dụng, tăng khả năng diệt khuẩn• Dạng viên: Phối hợp tô mộc với bột dược liệu khác như ngũ bội tử, búp ổi, các tá dược sau đó chia viên• Brommo tô mộc: Gỗ tô mộc ngâm trong dung dịch Borat Natri 40% có tác dụng rửa vết thương, không gây đau rát, con vật ít liếm, vết thương mau lành.• Glycerol tô mộc: Gỗ tô mộc chẻ mỏng ngâm trong dung môi kép bao gồm Glycerol, nước cất, cồn